Thành công trong nghề tóc _ kéo tay hay khéo nói ( www.korigami.vn )

số nhà 7 Trần Tế Xương - Khu phở cuốn Ngũ Xã - Hồ Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội ___ http://facebook.com/kuansaigon ___ Nhận thực hiện tư vấn - cắt tỉa - tạo kiểu - xử lý hóa chất mọi kiểu tóc như trong các hình ảnh được up lên website ___ Quí khách hàng vui lòng đặt lịch hẹn trước ( vui lòng nhắn tin hoặc gọi theo số máy 0915804875 - 0919386104 )

Với bất cứ ai là người theo nghề tóc một cách nghiêm túc, có lẽ câu trả lời luôn là: Cần cả hai! Vấn đề là việc hội đủ, đạt được cả hai yếu tố nói trên lại không hề dễ. Hơn nữa, lại cũng có những trường hợp người thợ tóc rất khéo tay, trò chuyện rất duyên, nhưng suốt đời vẫn chỉ là người thợ đi làm thuê, tính công ăn lương và họ cũng không cho là mình đã thành công trong nghề.
Dường như, để kèm theo và lý giải đầy đủ cho những câu trả lời và những trường hợp khác biệt như vậy, lại còn phải phụ thuộc quan niệm thế nào là thành công ngành tóc, và quan niệm thế nào là khéo tay, khéo nói.
Thành công trong ngành tóc: Khéo tay hay khéo nói?

Lạm bàn hai chữ“thành công”

Hầu hết những người thợ ngành tóc nói chung, đều có những suy nghĩ khá giống nhau về hai chữ thành công của một người làm nghề, là đạt được các tiêu chuẩn Làm chủ một tiệm tóc (salon riêng), thành danh (nổi tiếng, hoặc ít nhất cũng được nhiều người, được các hãng mỹ phẩm biết tiếng, điểm mặt), có của ăn của để. Đó là cấp độ thành công bậc 1 – bậc cao nhất của ngành tóc.
Ở cấp độ hai, thấp hơn một chút, bỏ đi hai chữ “thành danh”, diễn dịch một cách dài dòng và dễ hiểu thì người thành công ở cấp độ này là người “sống đủ” bằng nghề, nuôi được gia đình vợ (chồng) con mà không phải lo ngày dài tháng rộng, có thể vừa tự làm tự ăn nhưng cũng có thể  tổ chức, quản lý cho người khác làm thuê. Khái niệm “thành danh” không được đặt nặng.
Ở cấp độ ba, một thợ chính cũng có thể coi như một người thành công. Bởi để đạt được tới bậc thợ chính, cứng cựa, anh (chị) phải trải qua bao vòng thử thách từ học nghề, giúp việc lên tới thợ phụ, đằng đẵng rồi mới được nâng hạng thợ chính. Thợ chính lâu năm ở những tiệm tóc lớn thì hoàn sống được, có thể “cá kiếm” từ nhiều nguồn thu nhập. Nhưng nhiều thợ chính của một số salon, viện tóc lớn quen nghề làm thợ, giỏi cách mấy và tích luỹ cách mấy cũng không chịu ra mở tiệm riêng, “suy nghĩ quản lý mệt đầu mệt óc”, chấp nhận làm thợ ăn lương đến hết đời. Họ cũng ngầm tự hào về tay nghề càng già càng cay của mình. Cũng có người vừa được thăng thợ chính, hoặc cả đời chưa từng qua một vài tháng thợ phụ, bỏ tiền học nghề, học xong mở thẳng tiệm của mình, vừa làm chủ vừa làm thợ chính. Tha hồ múa nhiều vai. Đây cũng điều là các hình ảnh có thể tự thoả mãn tâm lý “thành công”.
Ở các cấp độ còn lại như thợ phụ, học việc, có lẽ không mấy ai tự nghĩ là mình đã thành công. Họ vẫn còn mơ ước và đích nhắm rất cụ thể: lên thợ chính hay ra làm chủ. Chỉ khi nào thực hiện được mơ ước đó, cảm giác thành công mới thực sự đến.
Thành công trong ngành tóc: Khéo tay hay khéo nói?
Blogger Template by Clairvo